Báo cáo Tác động của dịch COVID-19 tới nhu cầu, kỹ năng cho NLĐ và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics VN

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ thị trường lao động, đặc biệt lao động trong ngành Logistics. Nguy cơ phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cũng như sự gãy đổ, thay đổi và gián đoạn của các chuỗi cung ứng đã làm ảnh hưởng nặng nề đến cục diện của thị trường lao động. Thị trường lao động thay đổi dẫn đến yêu cầu về kỹ năng của người lao động cũng phải thay đổi, nguồn cung cầu lao động hậu dịch COVID-19 sẽ có những chuyển đổi nhất định. Doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đối tác có liên quan cần phải hành động như thế nào để thích nghi với sự thay đổi này?

Nhằm phân tích các tác động của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động của ngành và đặc biệt là tác động đến thị trường lao động và giáo dục nghề nghiệp ngành Logistics, Aus4Skills đã phối hợp cùng Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC) với sự điều phối của Ban Thư ký – Chi nhánh Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) đã xây dựng báo cáo nhanh về “Tác động của dịch cúm COVID-19 tới nhu cầu kỹ năng cho người lao động và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics Việt Nam.”

Báo cáo đã đề cập đến các vấn đề như tác động của COVID-19 đến hoạt động của doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp ngành Logistics tại Việt Nam; ảnh hưởng của dịch bệnh đến dịch vụ Logistics trong khối các nền kinh tế APEC. Từ các phân tích ngắn hạn đến dài hạn, nhóm tác giả đã phân tích tác động đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các khuyến nghị cho từng đối tượng cụ thể bị ảnh hưởng.

Phần phụ lục của báo cáo bao gồm các thực hành tốt từ doanh nghiệp Logistics và các trường học trong việc phòng chống, thích ứng với dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện và đạt được hiệu quả trong hoàn cảnh phải tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội, đảm bảo phòng chống dịch bệnh.

Với những phân tích ngắn gọn, xúc tích, cung cấp nhiều số liệu thực tế thông qua các biểu đồ minh hoạ, các chuyên gia trong lĩnh vực Logistics, giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng báo cáo cung cấp thông tin đa chiều cho người đọc. VCCI-HCM chia sẻ rộng rãi báo cáo và mong muốn được tiếp nhận các phản hồi từ các bên để tiếp tục có những sản phẩm báo cáo cung cấp thông tin hữu ích.

___________________

Nhận xét của Ông Vũ Ninh – Thành viên HĐQT Công ty CP Gemadept – Chủ tịch LIRC:

“Sau thời gian dịch bệnh xảy ra cần điều chỉnh nhịp độ cung cầu lao động cũng như kỹ năng sẽ thay đổi theo tình hình thực tế. Chính vì thế, hoạt động đào tạo, dự báo kỹ năng, báo cáo về tác động của đại dịch COVID-19 sẽ rất cần thiết. Kỹ năng làm việc cần được thay đổi theo hướng đa năng, ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối và triển khai công việc.”

___________________

Nhận xét của Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, kiêm Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh:

“Báo cáo của LIRC có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp logistics đang đối mặt với khủng hoảng chưa từng có. Các phân tích trong báo cáo đã chỉ ra kịp thời các thách thức mới về nguồn nhân lực mà doanh nghiệp logistics đang đối mặt cũng như các yêu cầu cần thiết trong việc thay đổi hình thức đào tạo mà các cơ sở GDNN cần thực hiện để đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường.”

* Tải Báo cáo Tác động của dịch cúm COVID-19 tới nhu cầu kỹ năng cho người lao động và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics Việt Nam tại đây.



Related Post
Lãnh đạo chiến lược hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Việt Nam và Australia hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả quản trị khu vực

Read more
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng hơn 200.000 đô Úc trong Đợt

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Thúc Đẩy Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Sáng Tạo và Áp Dụng Công Nghệ Hiện Đại trong Giáo Dục Nghề Nghiệp

Thông qua Aus4Skills, Australia đang cùng Việt Nam nâng cao năng lực cho các giảng

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Ấn phẩm Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more