Chính sách bảo vệ
Aus4Skills mong muốn tạo ra một môi trường thuận lợi, nơi tất cả mọi người, kể cả phụ nữ, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn, người dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế khác ở Việt Nam, có thể tham gia và hưởng lợi bình đẳng trong mọi hoạt động của mình. Chúng tôi nhận thấy rằng việc hỗ trợ bình đẳng giới và loại bỏ nguyên nhân gây ra bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là những bước quan trọng để đạt được mục tiêu này.
Aus4Skills cam kết mạnh mẽ trong việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn, nơi chúng tôi có thể chủ động giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới, các hành vi thiên vị giới tính trong đời sống hàng ngày, bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục, bạo lực đối với phụ nữ cũng như bóc lột và lạm dụng trẻ em. Điều này bao gồm cách tiếp cận không dung thứ đối với hành vi bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục (SEAH) cũng như bóc lột và lạm dụng trẻ em.
Tất cả các nhân viên (bao gồm cả cố vấn và chuyên gia tư vấn), đối tác và nhà thầu của Aus4Skills, cũng như những người tham gia hoạt động của Aus4Skills (bao gồm những người nhận Học bổng AAS, học viên tham gia các Khóa học ngắn hạn Học bổng Chính phủ Australia, cộng tác viên chủ trì các nhóm chuyên môn của cựu sinh viên và người nhận Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia) đều phải tuân thủ đầy đủ Chính sách Ngăn chặn Bóc lột, Lạm dụng và Quấy rối tình dục (PSEAH) và Chính sách Bảo vệ trẻ em của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT).
Tất cả nhân viên, đối tác, nhà thầu và người tham gia hoạt động của Aus4Skills phải báo cáo ngay lập tức mọi mối lo ngại, cáo buộc hoặc nghi ngờ liên quan đến SEAH, bóc lột và lạm dụng trẻ em hoặc không tuân thủ các chính sách về PSEAH và Bảo vệ trẻ em. Những người chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc những người quan sát thấy hoặc biết về các sự việc SEAH, bóc lột và lạm dụng trẻ em đều có thể báo cáo về các sự việc này. Các sự việc bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc liên quan đến SEAH, bóc lột và lạm dụng trẻ em cũng cần báo cáo ngay. Tất cả các báo cáo sẽ được xử lý một cách cẩn trọng và nghiêm túc.
Báo cáo các sự việc bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục
Hãy sử dụng Mẫu báo cáo sự việc về SEAH để báo cáo về bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục hoặc lo ngại về phúc lợi của người dễ bị tổn thương đến địa chỉ [email protected].
Việc báo cáo ẩn danh cũng có thể được thực hiện thông qua Tetra Tech International Development, cơ quan quản lý chương trình Aus4Skills, trên trang web này. Tetra Tech có nghĩa vụ báo cáo tất cả các cáo buộc về SEAH nhận được cho DFAT.
Để nhận được hỗ trợ ngay tại Việt Nam hoặc trong trường hợp khẩn cấp, có thể gọi đến cơ quan công an theo số điện thoại 113.
Báo cáo các sự việc bóc lột và lạm dụng trẻ em
Hãy sử dụng Mẫu báo cáo sự việc liên quan đến trẻ em để báo cáo sự việc bóc lột và lạm dụng trẻ em tới Bộ phận Tuân thủ Chính sách Bảo vệ trẻ em của DFAT theo địa chỉ [email protected]. Quý vị cũng có thể liên hệ với Bộ phận Tuân thủ Chính sách Bảo vệ trẻ em của DFAT qua số điện thoại +61 2 6261 9048.
Việc báo cáo ẩn danh cũng có thể được thực hiện thông qua Tetra Tech International Development, cơ quan quản lý chương trình Aus4Skills, trên trang web này. Tetra Tech có nghĩa vụ báo cáo tất cả các cáo buộc về bóc lột và lạm dụng trẻ em nhận được cho DFAT.
Để nhận được hỗ trợ ngay tại Việt Nam hoặc trong trường hợp khẩn cấp, có thể gọi đến Tổng đài Bảo vệ trẻ em quốc gia theo số điện thoại 111 hoặc cơ quan công an theo số điện thoại 113.