Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Australia có bề dày lịch sử đáng tự hào về hợp tác với Việt Nam trong việc xây dựng các kỹ năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có việc tiếp tục hỗ trợ sự phát triển chuyên môn lâu dài của các cựu sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Australia. Thông qua chương trình Aus4Skills, cựu sinh viên tiếp cận nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới và cộng tác, bao gồm các hoạt động chia sẻ kiến thức thường xuyên của các nhóm chuyên môn trên 6 lĩnh vực quan trọng. Các hoạt động do nhóm cộng tác viên chủ trì thực hiện, với nhiều buổi hội thảo và các chuyến tham quan thực tế trên khắp Việt Nam.

Vào tháng 7/2024 vừa qua, các cựu sinh viên đã cùng Nhóm Chuyên môn Nông nghiệp tham quan Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, tìm hiểu và thảo luận với các nhà bảo tồn nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

Cùng dẫn dắt hoạt động thảo luận và tham quan là TS. Lê Bửu Thạch, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cựu sinh viên Đại học Queensland. TS Lê Bửu Thạch đã chia sẻ với Aus4Skills những đề xuất để cựu sinh viên Australia tại Việt Nam có thể đóng góp bảo tồn rừng ngập mặn.

TS. Lê Bửu Thạch, Phó viện trưởng Viện sinh thái học Miền nam, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu DTSQ RNM Cần Giờ

Xin chào TS. Lê Bửu Thạch. Là người dành nhiều năm nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học tại Cần Giờ, anh hãy chia sẻ về vai trò của khu rừng ngập mặn này đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam nói chung?

Rừng ngập mặn Cần Giờ, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Được coi là lá phổi xanh của TP HCM, rừng ngập mặn Cần Giờ giúp điều hòa vi khí hậu và làm sạch không khí, đồng thời bảo vệ thành phố khỏi tác động của bão lũ và biến đổi khí hậu.

Là một trong những khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng nhất Việt Nam, Cần Giờ không chỉ là môi trường sống cho nhiều loài động thực vật quý hiếm, mà còn cung cấp nguồn tài nguyên cho ngành thủy sản và du lịch sinh thái, giúp cải thiện sinh kế cho các cộng đồng địa phương. Ở tầm quốc tế, sự công nhận của UNESCO giúp thúc đẩy nghiên cứu khoa học và giáo dục về bảo tồn tại Cần Giờ.

TS Lê Bửu Thạch cùng đồng nghiệp tại Đại học Nha Trang đi nghiên cứu thực địa trong rừng ngập mặn.

TS Lê Bửu Thạch, chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, mô hình hợp tác giữa phát triển du lịch và bảo tồn bền vững đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ”, trình bày kết quả nghiên cứu.

Những nỗ lực của Việt Nam nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã mang lại những kết quả gì? Cần có thêm những đóng góp như thế nào từ các bên liên quan đế ứng đáp những thử thách đặt ra trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn?

Những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện tích rừng ngập mặn đã được khôi phục và mở rộng đáng kể, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và quản lý rừng, giúp giảm thiểu các vi phạm về xâm lấn đất rừng và phá rừng. Các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển khu dự trữ sinh quyển này.

Các bên liên quan cần đóng góp vào việc bảo vệ rừng ngập mặn và đảm bảo cân bằng với phát triển hạ tầng bền vững, thông qua các hành động sau:

  • Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần thực hiện đánh giá sức tải môi trường một cách toàn diện để đảm bảo rằng các hoạt động phát triển không vượt quá giới hạn chịu đựng của hệ sinh thái. Họ cũng cần xây dựng cơ chế giám sát và bảo vệ môi trường chặt chẽ, đảm bảo rằng các dự án phát triển được kiểm soát đúng mức.
  • Chủ đầu tư và doanh nghiệp cần cam kết đóng góp hỗ trợ các hoạt động bảo tồn, giám sát, và phục hồi rừng ngập mặn qua sự điều phối của BQL Khu DTSQ Cần Giờ. Đồng thời, họ cần ứng dụng các công nghệ và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, đảm bảo rằng các hoạt động phát triển không gây hại đến hệ sinh thái nhạy cảm này.
  • Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và giám sát rừng ngập mặn. Họ có thể đóng góp vào các chương trình phục hồi môi trường và quản lý tài nguyên bền vững, phát triển và thúc đẩy du lịch xanh, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ rừng ngập mặn đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương.
  • Các tổ chức nghiên cứu và quốc tế có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đưa ra các khuyến nghị và hỗ trợ kỹ thuật cho việc bảo tồn bền vững rừng ngập mặn. Tăng cường hợp tác quốc tế sẽ giúp chia sẻ kinh nghiệm và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn.

TS Lê Bửu Thạch và các cựu sinh viên Australia thảo luận về phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ.

Anh hãy chia sẻ thêm về quá trình học tập trước đây tại Australia. Anh đã ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm gì từ thời gian học tập ở Australia vào quá trình nghiên cứu, hỗ trợ bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái Việt Nam?

Tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Sinh học tích hợp, Đại học Queensland vào năm 2007, với học bổng của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Luận án tiến sĩ của tôi hướng đến việc nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh thái của các loài thực vật quí hiếm, làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các kế hoạch bảo tồn.

Trong quá trình học tập tại Trường UQ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các giáo sư và học bổng từ trường UQ như học bổng hỗ trợ di chuyển để tham gia các hội thảo khoa học và nghiên cứu trên thực địa và học bổng dành cho nghiên cứu sinh thực hiện tốt luận án.

Lê Bửu Thạch tham gia hội thảo khoa học quốc tế tại Adelaide năm 2005.

Sau khi hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Úc, tôi trở về công tác tại Viện Sinh thái học Miền Nam. Tôi đã và đang ứng dụng kinh nghiệm quan trọng từ Australia trong công việc của mình như phương pháp nghiên cứu hiện đại, kỹ năng thực địa, thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, bảo tồn và quản lý môi trường, các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Tôi cũng đã và đang tham gia giảng dạy cao học và hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu sinh về bảo tồn các hệ sinh thái rừng và ứng dụng trong nông nghiệp và đô thị. Bên cạnh đó, tôi và nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam đã mở rộng nghiên cứu tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang (Lâm Đồng), Cần Giờ (TPHCM), và Núi Chúa (Ninh Thuận).

Nhóm chuyên môn nông nghiệp của cựu sinh viên Australia vừa có chuyến tham quan, học tập tại Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Theo anh, cựu sinh viên có thể tiếp tục kết nối, chia sẻ tri thức như thế nào để đóng góp cho công tác bảo tồn tại đây và Việt Nam nói chung?

Cựu sinh viên Australia, đặc biệt những người có chuyên môn về nông nghiệp và môi trường, có thể đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ và Việt Nam thông qua các hoạt động kết nối và chia sẻ tri thức như sau:

  • Cựu sinh viên có thể thành lập hoặc tham gia các mạng lưới kết nối chuyên môn, quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững. Mạng lưới này có thể tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị và tọa đàm để chia sẻ những nghiên cứu mới, kinh nghiệm thực tiễn và các giải pháp sáng tạo trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
  • Cựu sinh viên có thể hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước để triển khai các dự án nghiên cứu, áp dụng những công nghệ tiên tiến trong quản lý và bảo tồn rừng ngập mặn. Những nghiên cứu này có thể tập trung vào đánh giá tác động môi trường, phát triển mô hình kinh tế xanh, và các phương pháp canh tác bền vững.
  • Kiến thức từ Australia, quốc gia đi đầu về bảo tồn thiên nhiên, giúp các cựu sinh hỗ trợ nâng cao năng lực trong các lĩnh vực liên quan ở Việt Nam. Cựu sinh có thể tổ chức các chương trình đào tạo và khóa học ngắn hạn cho cán bộ quản lý rừng, sinh viên, và cộng đồng địa phương về các chủ đề như quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, và du lịch sinh thái.
  • Cựu sinh cũng có thể trực tiếp hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển các dự án kinh tế dựa trên du lịch xanh bằng cách kết nối các dự án này với các tổ chức quốc tế, tìm kiếm nguồn tài trợ và hướng dẫn kỹ thuật. Sự phối hợp này giúp đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các dự án.
  • Ngoài ra, cựu sinh có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm từ Australia để phát triển các chương trình truyền thông về tầm quan trọng của bảo vệ bền vững rừng ngập mặn, giúp nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng. Các hoạt động này có thể bao gồm viết bài, làm phim tài liệu hỗ trợ cho các chiến dịch truyền thông xã hội nhằm lan tỏa thông điệp về bảo tồn.

Xin cảm ơn TS Lê Bửu Thạch đã chia sẻ kiến thức chuyên môn và nhiều ý tưởng để cựu sinh có thể chung tay cùng Việt Nam bảo tồn rừng!

Đoàn cựu sinh viên Australia tìm hiểu về Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thông qua thảo luận cùng đại diện ban quản lý.

Đoàn cựu sinh viên Australia tham quan Đảo Khỉ trong chuyến tham quan Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Nằm ở phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích trên 70.000 hecta, tương đương 1/3 tổng diện tích thành phố. Nơi đây từng là Căn cứ cách mạng Rừng Sác, là chiến trường của hai cuộc kháng chiến và và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của chất độc hóa học. Sau chiến tranh, rừng ngập mặn dần được hồi sinh.

Cần Giờ có khoảng 20.000 hecta rừng trồng và 7.000 hecta rừng tái sinh tự nhiên. Các vùng rừng ngập mặn có hệ sinh thái rất phong phú gồm hàng trăm loài động, thực vật, nhiều loài quý hiếm thuộc Danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007). Cần Giờ có 3 khu bảo tồn các loại động vật bao gồm Sân chim Vàm Sát với khoảng 2.000 cá thể chim thuộc 33 loài, Đảo Khỉ với đàn khỉ đuôi dài (Maccaca fascicularis) trên 1.000 con, và Đầm Dơi tại tiểu khu 15a với hơn 500 cá thể dơi.

Có hơn 100.000 cựu sinh viên Australia tại Việt Nam, trong đó có hơn 6.500 người được nhận Học bổng Chính phủ Australia. Các cựu sinh viên Việt Nam của nền giáo dục Australia hiện đang làm việc trong mọi lĩnh vực của các ngành công nghiệp Việt Nam và trong chính phủ. Họ đang có những đóng góp quý báu cho sự phát triển của Việt Nam và tăng cường mối liên kết giữa Việt Nam và Australia.

Chính phủ Australia hỗ trợ lâu dài cho cựu sinh viên thông qua

  • cung cấp tập huấn phát triển chuyên môn
  • hỗ trợ cựu sinh viên Australia ứng dụng năng lực lãnh đạo, kiến thức và kĩ năng
  • cung cấp nền tảng trực tuyến để cựu sinh giao lưu mở rộng mạng lưới kết nối và hơn thế nữa

 

Related Post
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu trường hợp

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more
Hội thảo công bố báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Australia hỗ trợ dự báo kỹ năng cho ngành cảng và logistics tại Việt Nam.

Read more
Australia hỗ trợ báo cáo dự báo kỹ năng cho ngành cảng Việt Nam

Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng của Việt Nam cho giai đoạn 2024-2028,

Read more
Cựu sinh Australia thúc đẩy hòa nhập người khuyết tật trong quản trị địa phương

Cựu sinh viên Australia thảo luận các phát hiện chính của nghiên cứu về hòa

Read more
Aus4Skills tăng cường kết nối giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp

Australia đang hỗ trợ Việt Nam thông qua Aus4Skills để củng cố sự hợp tác

Read more
Kết nối giáo dục Australia-Việt Nam qua lăng kính sinh viên Úc

Maddie Crothers, sinh viên Học bổng New Colombo Plan, chia sẻ về kỳ thực tập

Read more