Chuyện thầy “họ Son tên La” truyền cảm hứng cho giảng viên dẫn dắt sự thay đổi

Dr. Shaun Nykvist in a discussion with the course participants

TS Shaun Nykvist trao đổi với các học viên

GD&TĐ – Khi đến thăm Trường ĐH Tây Bắc, TS Shaun Nykvist được các học viên khóa học ngắn hạn Chương trình học bổng Chính phủ Australia “Xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo hệ cử nhân” trìu mến lấy tên địa danh của tỉnh viết không dấu – Son La – đặt tên cho thầy, để thấy sự thân thiết, kết nối giữa thầy Shaun và các học viên.

 

“Tôi luôn nhớ khoảnh khắc nhìn vào những đôi mắt sáng lên của các học viên khi được tiếp cận phương pháp giảng dạy mới, công nghệ GD mới. Trong khóa học, có những bài học tự đặt mình vào vị trí của SV để hiểu người học nghĩ và học như thế nào. Và các học viên thực sự đã có một cái nhìn mới về công việc giảng dạy và cách thức làm việc với lớp sinh viên trong tương lai.” – TS Shaun Nykvist.

 

20 học viên là cán bộ lãnh đạo, giảng viên đến từ Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên), Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên) và Trường ĐH Tây Bắc miệt mài theo học khóa học do Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) từ tháng 11/2017 đến nay.

 

TS Shaun Nykvist – Giảng viên cao cấp, Khoa Sư phạm và Nghiên cứu về lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ Queensland (QUT, Australia) và các học viên gắn bó với nhau suốt hành trình cả ở Việt Nam và ở Australia, gắn kết sau giờ học trên email, facebook… Và giờ, mối quan hệ gắn kết đã nâng tầm lên thành thỏa thuận hợp tác giữa một số trường ĐH Việt Nam và QUT.

 

Thầy Shaun chia sẻ: Kể từ lần đầu tiên gặp các học viên vào tháng 11/2017 đến thời điểm hiện tại, tôi đã cảm nhận được sự thay đổi hoàn toàn ở các học viên theo chiều hướng rất tích cực. Lúc đầu, rất nhiều học viên dè dặt và không muốn thay đổi những gì đang vận hành ở nhà trường. Nhưng khi trao đổi và hiểu thế nào là chương trình đào tạo, được tiếp xúc với những phương pháp sư phạm mới, các học viên đã “mở lòng”.

 

Tôi có thể khẳng định đến thời điểm này, từng người một trong số các học viên ở đây thừa khả năng để dẫn đắt sự thay đổi ở trường của họ!

 

Cách đây vài ngày, tôi đã đến Trường ĐH Tây Bắc gặp một học viên, anh chia sẻ anh phải quản lý một lượng sinh viên và cán bộ rất đông, nhưng bản thân anh lúc đầu khóa học lại là một người ngại thay đổi.

 

Tuy nhiên khi tham gia khóa học, anh nhận thấy bản thân mình phải là người thay đổi trước thì sinh viên mới có thể được học tập tốt hơn, đem lại những điều tốt đẹp cho các đồng nghiệp. Là người đồng hành cùng các học viên, tôi thấy rất vui khi anh đã tự nhận thấy điều đó.

TS Shaun Nykvist

* Sau khóa học, tiếp thu và vận dụng những kiến thức được truyển tải, các học viên đều có những dự án đã và sẽ triển khai ở trường họ công tác. Vậy dự án nào khiến ông ấn tượng nhất?TS Shaun Nykvist trao đổi với các học viên

– Theo tôi, tất cả dự án của 20 học viên đều có giá trị, mỗi dự án đều đề cập đến sự thay đổi ở các cấp độ khác nhau, như dự án ứng dụng tập trung vào sự thay đổi về quy định mở đường cho sự thay đổi ở tất cả các hoạt động khác, hay dự án về lĩnh vực kiểm tra, đánh giá; dự án về phương pháp đào tạo… Có thể thấy sự gắn kết lẫn nhau giữa các dự án.

* Dường như trong phần thách thức, khó khăn khi trình bày các dự án về xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo, đa số các học viên đều nêu lên yếu tố cơ sở vật chất. Theo ông, điều này có ảnh hưởng gì đến việc xây dựng và đổi mới chương trình?

– Thực ra việc tiếp cận cơ sở vật chất tốt là nhu cầu chung của tất cả các trường ĐH trên thế giới. Nhưng đôi khi người ta buộc phải chấp nhận những gì mình đang có.

Tôi từng giảng dạy ở nhiều trường ĐH, nhiều hệ thống giáo dục khác nhau trên thế giới. Điểu tôi thường trao đổi với sinh viên là người thầy giỏi là người dạy được trong mọi hoàn cảnh, bất kể điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực hạn chế đến đâu. Suy cho cùng, người thầy đóng vai trò khơi nguồn cảm hứng, tạo động lực cho người học, truyền tải những kiến thức của mình thông qua bài giảng, cho dù điều kiện cơ sở vật chất khó khăn như thế nào.

* Dự án của các học viên đang và sẽ triển khai đều hướng tới một chương trình đào tạo chuẩn theo chương trình của Úc. Vậy nếu được nhờ tư vấn đề tháo gỡ khó khăn, để làm sao với những gì hiện có mà xây dựng được chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, ông sẽ tư vấn điều gì?

– Bất kỳ ai cũng có thể thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo tốt. Tuy nhiên, tôi cho rằng xây dựng chương trình đào tạo mới chỉ là một phần của câu chuyện, một phần của thành công mà thôi. Ở Úc chúng tôi có những chương trình đào tạo tốt nhất thế giới. Nhưng nếu không có giáo viên giỏi, không có phương pháp sư phạm phù hợp thì bản thân chương trình đào tạo đó cũng không chạy tốt được.

Theo tôi quan trọng nhất chính là nguồn nhân lực – yếu tố con người – cần có đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy tốt.

* Theo ông, nếu có cơ hội được bồi dưỡng tiếp, những học viên của khóa học về xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo cần được nâng cao nội dung nào?

– Tôi cho rằng bản chất của mọi hoạt động giáo dục, giảng dạy đều xoay quanh mối tương tác giữa các nhân tố, từ lãnh đạo, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho đến các phương pháp sư phạm. Và để một chương trình đào tạo thành công, cần sự kết hợp hài hòa tất cả các nhân tố đó.

Nếu có một khóa học tương tự, cần tập trung nhiều hơn vào phương pháp sư phạm. Bản thân người thầy, những người giảng dạy cũng cần hiểu rõ hơn về cách thức mình giảng dạy cũng như hiểu về nghề. Không chỉ là phương pháp mới cho đội ngũ giảng dạy mà cho cả các nhà quản lý và các cán bộ hành chính nữa. Bản thân lãnh đạo các cơ sở đào tạo cũng cần phải có cách nhìn mới, cách làm mới để phối hợp với các đồng nghiệp, sinh viên.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Nguồn: Báo GD&TĐ

Related Post
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng 207.000 đô Úc trong Đợt 7

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu trường hợp

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more
Hội thảo công bố báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Australia hỗ trợ dự báo kỹ năng cho ngành cảng và logistics tại Việt Nam.

Read more