Ngành cảng Việt Nam cần được hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chuyên môn nhiều hơn để giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng và phát huy hết tiềm năng kinh tế rất lớn của mình. Đó là kết luận của Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng biển Việt Nam trong giai đoạn 2024-2028.
Báo cáo đưa ra nhiều thông tin chuyên sâu cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và đơn vị giáo dục về nhu cầu kỹ năng trong tương lai của ngành cảng Việt Nam, qua đó cung cấp thông tin cho công tác phát triển kế hoạch, chính sách và chương trình về lực lượng lao động, đưa ra hướng dẫn nhằm ứng phó với sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có kỹ năng và hỗ trợ chuẩn bị triển khai các công nghệ mới được quan tâm. Báo cáo này được xây dựng sau Báo cáo Dự báo kỹ năng đầu tiên cho ngành Logistics của Việt Nam.
Báo cáo được Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC) chính thức công bố tại Hải Phòng vào tháng 06/2024 với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia thông qua chương trình Aus4Skills, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-TP. HCM).
Các vị khách quý đã tham gia buổi công bố báo cáo, bao gồm ông Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, bà Julie Hart, Bí thư thứ nhất và bà Cecilia Brennan, Tham tán kinh tế của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.
Việc thiếu ứng viên có kinh nghiệm, áp lực công việc cao và đề nghị làm việc không hấp dẫn từ các nhà tuyển dụng đang dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành cảng biển Việt Nam, đặc biệt là trong các vị trí:
- Nhân viên điều khiển phương tiện thiết bị: nhân viên lái xe đầu kéo và xe tải, và nhân viên vận hành cẩu (cẩu quay, cẩu khung bánh lốp và cẩu khung)
- Nhân viên khai thác, kỹ thuật, bốc xếp tại cảng: nhân viên giao nhận, nhân viên bốc xếp hàng hóa, nhân viên kiểm đếm và nhân viên giám định, sửa chữa, vệ sinh container.
The report found a number of technical skills gaps for these two worker groups, creating demand for up-skilling and education. In particular, employers are seeking foreign language and digital skills, which many current workers do not possess. Other key skills that are needed by employers include occupational health and safety, port operations, and safe vehicle and operating procedures.
Ngoài năng lực chuyên môn, báo cáo cũng chỉ ra những thiếu hụt về các kỹ năng mềm quan trọng. Ví dụ, người sử dụng lao động đang tìm kiếm nhân viên có thể tuân thủ các quy trình an toàn lao động, thể hiện tính chuyên nghiệp và liêm chính, tôn trọng đồng nghiệp và cấp trên. Ngoài ra, ứng viên sở hữu các kỹ năng như đàm phán, đa nhiệm và kiểm soát cảm xúc cũng đang rất được săn đón.
Kết quả của báo cáo phù hợp với Báo cáo quốc gia trong ASEAN của Việt Nam năm 2021, trong đó kết luận rằng kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, ngoại ngữ và tư duy phản biện chưa được lồng ghép đầy đủ vào chương trình GDNN của Việt Nam, qua đó vẫn chưa giải quyết được bài toán về nhu cầu của thị trường đối với nguồn nhân lực sở hữu những kỹ năng này.
Nhu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng mềm phản ánh năm xu hướng quan trọng đang bắt đầu tác động đến ngành cảng của Việt Nam:
- Cảng thông minh
- Thiết bị bốc xếp hàng hóa tự hành
- Cảng xanh
- Robot và tự động hóa
- Trí tuệ nhân tạo.
Chính phủ Việt Nam cũng đã hòa cùng các xu hướng này với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng hải mạnh vào năm 2028. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi báo cáo chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa xu hướng phát triển cảng biển và các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung nhiều nhất vào số hóa, tự động hóa và công nghệ chuyên dụng trong các cơ sở cảng.
Mặc dù thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, triển vọng tương lai của ngành cảng Việt Nam vẫn rất tích cực và có nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề này. Báo cáo khuyến nghị các cơ sở GDNN nên cập nhật hoặc triển khai các gói đào tạo mới để ứng phó với những thay đổi trong môi trường làm việc, trong khi các doanh nghiệp nên tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo để chia sẻ nhu cầu tuyển dụng, cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với các vị trí công việc cụ thể.
Các doanh nghiệp và cơ sở GDNN cần hợp tác tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng của sinh viên tốt nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội học tập tại nơi làm việc hơn và đưa ra giải pháp bền vững cho tình trạng thiếu hụt lao động đang hạn chế sự tăng trưởng của ngành cảng Việt Nam.
Để biết thêm thông chi tiết về Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng của Việt Nam trong giai đoạn 2024-2028, vui lòng truy cập lirc.vn.