Cựu sinh Úc với dự án mang sinh kế đến đồng bào dân tộc thiểu số

Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên), chị Lý Thị Thùy Dương luôn đau đáu với câu hỏi làm sao để tận dụng tối đa tiềm năng của vùng đất này nhằm đem lại sinh kế cho người dân.

“Từ nhỏ, trong hình dung của tôi, nước Úc hiện lên với đồng cỏ xanh ngập nắng cùng những chú kangaroo. Chính tình yêu và sự tò mò đó đã trở thành động lực, thôi thúc tôi lên đường tìm hiểu về đất nước này”, chị Thùy Dương – Giám đốc Văn phòng Chương trình Tiên tiến, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, chị Dương nhận thấy giáo dục là khía cạnh góp phần tạo nên thay đổi lớn trong cuộc sống. Đặc biệt, chị tin bản thân có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội nếu được trải nghiệm và học hỏi từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đó là điểm khởi đầu cho 2 cuộc hành trình của người phụ nữ dân tộc Nùng tại Úc. Đầu tiên là học bổng Chính phủ Úc bậc thạc sĩ, chuyên ngành Nghiên cứu Phát triển tại Đại học Melbourne năm 2012. Tiếp đến là khóa học “Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo” tại Việt Nam và Australia năm 2018.

Chị cho biết: “Ngay cả khi tìm hiểu từ trước, việc đặt chân đến một đất nước xa lạ, tiếp xúc và tham gia vào cuộc sống của người dân tại đó vẫn mang đến trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Tại Úc, kể cả khi tập trung phát triển kinh tế, tất cả chính sách về môi trường, xã hội, con người… vẫn được đặt lên hàng đầu. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sẽ thật tốt nếu có thể hài hòa giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo đời sống người dân cũng như bảo tồn giá trị văn hóa như vậy”.

Sinh ra và lớn lên tại Võ Nhai, là người dân tộc Nùng, chị Dương hiểu rõ những khó khăn của người dân miền núi, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm đến 70% dân số huyện. Nỗi đau đáu làm sao để giúp đỡ bà con càng lớn hơn khi chị trở về Việt Nam sau khoảng thời gian sinh sống, học tập và làm việc tại Úc.

Tại Úc, chị Dương được gặp gỡ, giao lưu với người dân bản địa, từ đó hiểu cách họ thu hút khách du lịch và vận hành các hoạt động cộng đồng bền vững. Quyết tâm “làm nên điều vĩ đại từ những thứ nhỏ nhất”, năm 2022, chị cùng các đồng sự đăng ký và được phê duyệt gói tài trợ từ – Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia thông qua Chương trình Phát triển nguồn nhân lực Australia-Việt Nam (Aus4Skills) để tiến hành nghiên cứu, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Võ Nhai.

Chị Lý Thị Thùy Dương thảo luận về phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trong Diễn đàn Cựu sinh Australia tại Hà Nội.

Võ Nhai được thiên nhiên ưu ái với núi non hùng vĩ và thác nước thơ mộng. Tính đến giữa năm 2019, du lịch vẫn là một trong những ngành kinh tế đặc thù của địa phương này. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát khiến mọi thứ chững lại. Việc thiếu kiến thức và kỹ năng về công nghệ cũng khiến huyện gặp khó trong quá trình thích nghi để tạo sức bật mới cho du lịch cộng đồng.

Trong bối cảnh đó, nhóm chị Dương đã tiến hành triển khai loạt hoạt động từ tháng 6/2022. Đầu tiên là tổ chức các buổi hội thảo kết nối chính quyền địa phương với Nhà nước, chuyên gia Việt Nam và quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch cộng đồng, thông qua nhiều ví dụ cụ thể về những mô hình thành công. Tiếp đến là thành lập một website để người dân địa phương dễ dàng giao tiếp với các bên liên quan nhằm mở rộng lượng khách.

Chị cho biết: “Nhiều người nghĩ phát triển du lịch cộng đồng chỉ là hoạt động bổ sung, giúp gia tăng một phần thu nhập chứ chưa đẩy mạnh một cách nghiêm túc. Chúng tôi trao đổi với họ về các kỹ năng cộng nghệ, từ những thứ đơn giản nhất để dễ dàng nắm bắt và hiện thực hóa. Đó là cách sử dụng Facebook, vận hành fanpage hiệu quả, hợp tác KOL, chụp ảnh, sản xuất video đơn giản… Ngoài ra còn có cả những chuyến đi đến các làng dân tộc khác để họ tìm hiểu về cách làm du lịch cộng đồng tại nhiều địa phương”.

Chị Lý Thị Thùy Dương cùng nhóm dự án hướng dẫn người dân địa phương ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch.

Đồng thời, chị Dương cho rằng dự án khó có thể thành công nếu thiếu đi sự hỗ trợ đắc lực từ Chính phủ Úc cũng như Aus4Skills. Từ khâu đề xuất tới triển khai, nhóm đã được hỗ trợ rất nhiều về tài chính, tư vấn cách thức thực hiện, kết nối các đối tác… nhằm lan tỏa thông điệp một cách mạnh mẽ hơn.

“Dự án của chúng tôi kéo dài một năm và kết thúc vào tháng 1/2023. 100% người tham gia hài lòng về sự thay đổi này và đồng ý áp dụng những kiến thức công nghệ đã học được. Thêm vào đó, việc chính quyền địa phương tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại Võ Nhai cũng là động lực để chúng tôi thêm tin tưởng vào tiềm năng của dự án. Từ năm nay, du khách có thể tham quan Võ Nhai bằng ‘tour online’ thay vì đến trực tiếp. Đây cũng có thể coi là một thành công và mô hình này đã được chúng tôi phổ biến đến các đối tác”, chị Dương chia sẻ.

Sau khi dự án hoàn tất, chị cùng các đồng sự vẫn mong muốn có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Đặc biệt, chị Dương nhấn mạnh vào việc trao những cơ hội tốt cho thế hệ trẻ, nhất là các đối tượng yếu thế như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật…

“Aus4Skills đang góp phần thay đổi cuộc sống mỗi người, từ đó mở rộng đến cả cộng đồng. Không chỉ nhóm chúng tôi, Aus4Skills vẫn đang trao cho mọi người cơ hội truyền cảm hứng đến xã hội thông qua nhiều chương trình và hoạt động khác nhau. Tôi hy vọng sự hỗ trợ của Aus4Skills sẽ đến được với nhiều đối tượng hơn trong tương lai”, chị khẳng định.

Aus4Skills là chương trình hợp tác kéo dài 10 năm giữa Việt Nam và Australia, trị giá 86,4 triệu đô la Australia, nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn năng lực, nắm bắt các cơ hội kinh tế, đạt được sự phát triển lâu dài và phục hồi sau đại dịch COVID-19. Thông qua Aus4Skills, Australia giúp cựu sinh viên đến từ Việt Nam thực hiện các dự án đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước với tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia (AAGF), lên đến 325 triệu đồng cho mỗi dự án.

Related Post
Lãnh đạo chiến lược hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Việt Nam và Australia hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả quản trị khu vực

Read more
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng hơn 200.000 đô Úc trong Đợt

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Thúc Đẩy Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Sáng Tạo và Áp Dụng Công Nghệ Hiện Đại trong Giáo Dục Nghề Nghiệp

Thông qua Aus4Skills, Australia đang cùng Việt Nam nâng cao năng lực cho các giảng

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Ấn phẩm Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more