Đào tạo ngành Logistics tại TP Hồ Chí Minh: Mô hình giáo dục nghề nghiệp có sự dẫn dắt của doanh nghiệp làm trung tâm

Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực (Chương trình Aus4skills) thuộc chuỗi Chương trình Hợp tác Phát triển Australia – Việt Nam, với mục tiêu hỗ trợ và nâng cao năng lực, kiến thức lẫn kĩ năng của nguồn nhân lực Việt Nam. 



Mr. Nguyen Van Lam, Deputy Director of DOLISA Ho Chi Minh City

 

Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở LĐ – TB&XH TP HCM

Tháng 12/2017, chính phủ Australia hợp tác cùng chính phủ Việt Nam thành lập Ban tư vấn đào tạo ngành Logistics nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục.

Liên quan đến mục tiêu, lộ trình thực hiện mô hình giáo dục nghề nghiệp có sự dẫn dắt của doanh nghiệp làm trung tâm trong ngành Logistics, ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ thông tin với báo GD&TĐ.

* Xin ông cho biết thông qua các con số cụ thể và tại các hội chợ việc làm do Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh tổ chức, ông có đánh giá như thế nào về nhu cầu lao động Logistics tại TP Hồ Chí Minh hiện nay?

– Hiện nay ở TP HCM có khoảng 40 bến cảng, 88 cầu cảng, tổng nguồn nhân lực của TP Hồ Chí Minh về nhu cầu nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành Logistics là gần 350.000 người. Trong khi đó, với 2 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp đào tạo ngành Logistics, số lượng sinh viên ra trường khoảng 2.600 sinh viên/năm. Ngoài ra còn có 2 doanh nghiệp cũng có đào tạo về Logistics.

Theo dự báo, nếu hàng năm tăng từ 7,5 – 10%, tính đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành Logistics ở TP HCM cần khoảng 170.000 – 180.000 lao động. Cho thấy nguồn cung từ các trường trường còn rất ít so với nhu cầu ngành Logistics.

Với góc độ là người quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP HCM, qua Chương trình Aus4skills, chúng tôi đang triển khai ở các hệ thống trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn nếu có khả năng thì họ sẽ mở ngành cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực Logistics trong giai đoạn 2018 – 2020.  Hiện có 2 trường đang làm thủ tục xin phép ở Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) để mở ngành Logistics.



Students from the Vocational College of Machinery and Irrigation in a logistics class

 

Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi trong giờ học

* Được biết, nếu nói về thiếu nguồn nhân lực thì có rất nhiều ngành thiếu. Vậy đâu là lý do khiến Sở LĐ-TB&XH TP HCM lựa chọn ngành Logistics để thực hiện mô hình giáo dục nghề nghiệp có sự dẫn dắt của doanh nghiệp làm trung tâm? Và TP HCM đặt mục tiêu cụ thể như thế nào khi mình triển khai mô hình này?

– Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp nghe báo cáo về lĩnh vực Logistics cho Việt Nam. Trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, ngành Logistics được đặc biệt quan tâm phát triển.

Hiện tổng số doanh nghiệp làm về ngành Logistics ở Việt Nam là hơn 3.000, trong đó TP HCM chiếm khoảng 10 – 15% con số này, cho thấy tốc độ phát triển vận tải Logistics ở TP HCM rất cao, theo đó, nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành này theo hướng phục vụ cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cần phải được quan tâm đặc biệt.

TP HCM chú trọng công tác chuẩn bị chương trình, giáo trình, giáo án, tuyển sinh quảng bá và đặc biệt quan tâm phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành Logistics để dự báo nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ những năm kế tiếp làm cơ sở để đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn thành phố cùng các tỉnh thành lân cận.

* Được biết mỗi doanh nghiệp đều có yêu cầu khi tham gia vào mô hình này, hướng tới đào tạo theo nhu cầu của từng doanh nghiệp chứ không chỉ riêng về mặt số lượng. TP HCM triển khai như thế nào để đáp ứng được nhu cầu này của doanh nghiệp?

– Hiện nay chủ trương của công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP HCM nói chung là liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, không riêng ngành Logistics. Rất nhiều ngành nghề chúng tôi chủ trương học lý thuyết chiếm khoảng 30 – 40%, 60 – 70% gắn kết với doanh nghiệp để sinh viên khi ra trường tiếp cận được với công việc, làm việc được ngay. Đó là chủ trương chung trong giáo dục nghề nghiệp trong năm nay và những năm tiếp theo.

Đối với ngành Logistics chúng tôi đặt nặng việc này bởi đây là ngành đặc thù. Việc học của các sinh viên và tiếp cận công việc thực tế ở các bến cảng, công ty vận tải… đòi hỏi phải có kiến thức thực tế mới đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài trang bị lý thuyết cơ bản hiểu biết về ngành Logistics, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới kỹ năng làm việc trong ngành Logistics. Bên cạnh đó, chúng tôi đào tạo thêm các kỹ năng mềm như an toàn lao động, ngoại ngữ, các hệ thống thiết bị về CNTT để phục vụ cho việc đáp ứng hiện đại hóa các doanh nghiệp để đầu tư cho ngành Logistics trong thời gian tới đây.

Chúng tôi sẽ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phục vụ hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế xã hội của TP HCM nói chung, trong đó có ngành Logistics. Việc đầu tư tập trung phát triển các chương trình theo hướng ưu tiên đào tạo cho ngành Logistics là hướng trọng tâm mà chúng tôi tập trung làm từ nay đến năm 2020 và những năm về sauÔng Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hồ Chí Minh

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

Related Post
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng 207.000 đô Úc trong Đợt 7

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu trường hợp

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more
Hội thảo công bố báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Australia hỗ trợ dự báo kỹ năng cho ngành cảng và logistics tại Việt Nam.

Read more