Minh Beta và câu chuyện khởi nghiệp từ số vốn 5 tỷ, chỉ trong vòng hơn 6 năm đã được định giá tới 1.000 tỷ đồng

Minh Beta từng là người sáng lập chuỗi cửa hàng café, bánh ngọt Doco Dunuts tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông bất ngờ bán đi chuỗi cửa hàng này và sang Mỹ du học tại Harvard. Hai năm sau Minh về Việt Nam, bắt đầu bước vào lĩnh vực trước nay chỉ thuộc về các ông lớn dày vốn: Kinh doanh rạp chiếu phim.



Source: Internet.

 

Nguồn: Internet.

Doanh nhân Bùi Quang Minh (tên thường gọi là Minh Beta) sinh năm 1983. Ông là học sinh chuyên toán trường THPT Hà Nội – Amsterdam. Tốt nghiệp cấp 3, ông nhận được học bổng toàn phần của chính phủ Úc và tốt nghiệp bằng ưu tú loại 1 tại Đại học Sydney. Sau đó, ông tiếp tục nhận được học bổng Fulbright (Mỹ) và đã tốt nghiệp Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 2014.

Ngoài thành tích học tập đáng ngưỡng mộ khi nhận học bổng toàn phần Fulbright của chính phủ Mỹ, ông thi đỗ vào khóa MBA của cả Stanford và Harvard,

Cũng trong thời gian này, Minh kịp trở về Việt Nam khởi nghiệp với chuỗi 6 cửa hàng Doco Donuts & Coffee từ năm 2009, khi trào lưu bánh Donuts đang thịnh hành ở nhiều nước châu Á và kịp rút lui khi xu hướng này thoái trào.

Chỉ mất 3 tháng, Minh thu hồi được vốn đầu tư từ cửa hàng đầu tiên và có thể gọi là người tiên phong trong việc đưa mô hình và xu hướng này du nhập Việt Nam, nhưng cũng lần lượt nhượng lại từng cửa hàng Doco Donuts & Coffee cho nhiều người mua khác nhau.

Doco Donuts & Coffee được phát triển theo phân khúc đồ ăn “thời trang” (fashion food), nghĩa là chỉ có thể huy hoàng vào một vài thời điểm theo phong trào, nên việc rút lui đã được tính trước. Tuy nhiên, Minh vẫn giữ bản quyền thương hiệu này vì cho rằng, biết đâu trong tương lai, nếu thị trường phù hợp, Doco sẽ tái xuất.

Kể lại thời đầu tư Doco, Minh nói, giá trị mà thương hiệu này mang lại không chỉ nằm ở số tiền lãi hay góp phần tạo nên xu hướng một mô hình bán lẻ mới tại thời điểm đó, mà quan trọng là cho Minh thêm ít nhất 2 bài học đáng giá về xây dựng đội ngũ và tận dụng nguồn lực ngoài doanh nghiệp.

Với hơn 5 tỷ đồng từ số tiền dành dụm khi bán các cửa hàng Donuts, ông vay mượn thêm từ bố mẹ lẫn bạn bè góp lại được 10 tỷ đồng, vừa đủ để xây dựng cụm rạp chiếu phim đầu tiên tại Thái Nguyên với 3 phòng chiếu. Hướng tới mục đích mang rạp chiếu phim về các tỉnh thành nhỏ hoặc ở những vùng ven thành phố, Beta Cineplex có mức giá vừa phải (khoảng 50.000 đồng/vé), đi kèm với các dịch vụ ăn uống để hấp dẫn khách hàng.

Tháng 05/2015, Beta Media nhận vốn đầu tư của quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam: VIG (Vietnam Investments Group), mở rộng kinh doanh, tăng số cụm rạp chiếu phim, mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các mô hình ẩm thực, sản xuất phim, phát hành phim và các lĩnh vực khác.


Source: Internet

 

Nguồn: Internet

Trải qua 2 vòng gọi vốn, trong đó vòng đầu tiên chỉ sau 6 tháng ra mắt, Beta Cineplex đã được định giá ở mức 600 tỷ đồng. Đến nay hệ thống có 10 cụm rạp trên toàn quốc.

Ngoài kinh doanh, ông Minh Beta từng tham gia nhiều phim ngắn và các vai khách mời trong một số phim điện ảnh. Ông là nhà sản xuất kiêm diễn viên trong sitcom “Phía tây thành phố” (2016) và trong phim điện ảnh “Ngày mai Mai cưới” được phát hành cuối tháng 9/2017…

Trong năm 2020, chuỗi rạp phim Beta Cineplex của ông công bố gọi vốn thành công 8 triệu USD từ quỹ ngoại với mức định giá 1.000 tỷ đồng. Đây là lần thứ ba Beta Media thuộc Beta Group gọi vốn. 2 lần đầu không gặp sự cố gì cả, riêng lần thứ ba này đúng đợt dịch Covid-19.

Ông Minh chia sẻ: Thực tế, chúng tôi đã bắt đầu các hoạt động gọi vốn cách đó gần một năm. Các việc đàm phán, thương thảo đã xong hết thì Covid-19 đến. Mọi thứ khựng lại và tưởng chừng như không thể làm được nữa. Rất may, nhà đầu tư của Nhật Bản là những người rất giữ uy tín. Bên cạnh đó thì cộng sự của tôi và cả công ty đều rất quyết tâm với những kế hoạch đã đặt ra. Vì vậy, chúng tôi vẫn có những cách khéo léo để thuyết phục nhà đầu tư rằng dù Covid-19 có xảy ra, mọi thứ cuối cùng vẫn sẽ trở lại bình thường. Chúng tôi cũng chỉ ra cho họ thấy với những gì Beta Media đã làm được và sẽ làm được, đây vẫn là một khoản đầu tư hợp lý.

Trong bối cảnh Covid-19, ngay cả những “ông lớn” trong ngành chiếu phim cũng lao đao, còn với một startup như Beta Cineplex, để vượt qua ông Minh chia sẻ: Chúng tôi cũng có những biện pháp để giảm thiểu chi phí, đàm phán với các đối tác để điều chỉnh chi phí thuê mặt bằng, giãn công nợ. Doanh thu đã bắt đầu hồi phục, vấn đề còn lại là nguồn phim. Trước Covid-19, chúng tôi có 12 rạp trên cả nước, hiện nay là 14. Dù Covid-19 chúng tôi vẫn mở rộng vì đã có kế hoạch từ trước, sau khi nhận được nguồn vốn, lại tiếp tục đầu tư thêm những cụm rạp mới. Chúng tôi nghĩ rằng Covid-19 rồi sẽ qua, việc mình đầu tư mô hình như vậy là dài hạn.

Ban đầu chúng tôi cũng tính đến chuyện cắt giảm nhân sự nhưng tôi nghĩ rằng, lúc không nhận được tiền đầu tư là căng thẳng nhất. Nếu không nhận được tiền chắc chắn là tôi phải sa thải rất nhiều nhân sự vì không biết doanh nghiệp có thể sống hay không.

Khi nhận được vốn đầu tư, chúng tôi không có bất kỳ một động thái nào như giảm lương hay sa thải nhân sự vì thứ nhất tài chính đã đảm bảo, thứ hai chúng tôi cũng muốn xây dựng sự tin cậy giữa nhân sự và doanh nghiệp.

Nguồn: Doanh nghiệp hội nhập

Related Post
Lãnh đạo chiến lược hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Việt Nam và Australia hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả quản trị khu vực

Read more
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng hơn 200.000 đô Úc trong Đợt

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Thúc Đẩy Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Sáng Tạo và Áp Dụng Công Nghệ Hiện Đại trong Giáo Dục Nghề Nghiệp

Thông qua Aus4Skills, Australia đang cùng Việt Nam nâng cao năng lực cho các giảng

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Ấn phẩm Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more