NGƯỜI XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI LÃNH ĐẠO NỮ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

6 tuần học tập tại Australia, tham gia các lớp tập huấn tại Việt Nam của Khóa học ngắn hạn Học bổng Chính phủ Australia “Hành trình Hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo”, sau 10 tháng, TS Bùi Thị Hương Giang – Phó trưởng Ban Hợp tác quốc tế, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nguồn lực ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên “trình làng” dự án Xây dựng mạng lưới lãnh đạo nữ trong trường đại học khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam.


Ms Bui Huong Giang

TIẾNG NÓI MẠNH MẼ CỦA CÁC NỮ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Dự án của chị Hương Giang nhằm thiết lập một mạng lưới các lãnh đạo nữ trong các trường đại học thuộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Bằng những kiến thức và học tập mô hình ở Australia, chị nhận thấy rất cần thiết để có một mạng lưới lãnh đạo nữ trong các trường đại học để cùng thúc đẩy và ủng hộ phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các công tác quản lý, trong chính trị và tạo ra sự công bằng giới trong lãnh đạo.

Chị Hương Giang cho biết: Mạng lưới này sẽ hỗ trợ cho các thành viên biết đến nhau, hiểu và chia sẻ với nhau về công tác chuyên môn cùng những vấn đề liên quan đến cá nhân, những câu chuyện cảm thấy khó nói. Khi một người nói thì tiếng nói đó không được chú ý. Còn khi có sự góp sức của nhiều người trong cả mạng lưới đó, tiếng nói của chúng tôi mạnh mẽ hơn và có sức lan tỏa nhiều hơn, sẽ cố gắng tạo ra sự thay đổi trong việc thực hiện công bằng giới trong lãnh đạo tại Việt Nam.

Và một điều vô cùng quan trọng từ dự án là sự cam kết mạnh mẽ từ các lãnh đạo cấp cao (chủ yếu là nam giới) bằng cả văn bản và những hành động thiết thực khi triển khai mạng lưới này, cam kết và ủng hộ tham gia mạng lưới cũng như các cơ quan tổ chức ở ngoài khu vực trường đại học, cao đẳng.

CẢM HỨNG ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN

TS Hương Giang kể lại: Trước khi tham gia khóa học, tôi cảm nhận được rằng việc thực hiện công bằng giới trong lãnh đạo tại các trường đại học là đã có, thể hiện trong nghị quyết, trên giấy tờ văn bản quy định có bao nhiêu % là nữ trong lãnh đạo. Tuy nhiên, Nghị quyết văn bản chỉ là một phía, việc ủng hộ phụ nữ trong lãnh đạo cần cả hai phía, nghĩa là người phụ nữ cũng phải rất tự tin nói ra tiếng nói của mình. Theo tôi, khóa học đã giúp cho các chị em có sự tự tin, nhiệt huyết về việc mình cần thay đổi và muốn tạo ra sự thay đổi.

10 tháng học tập, chị Hương Giang được các chuyên gia của Australia, các chị em cùng tham gia cuộc hành trình truyền lửa, giúp chị khám phá ra bản thân có những điểm mạnh gì, nội lực gì để có thể thực hiện và khuyến khích chị triển khai những ấp ủ, dự định trước đây đã nghĩ đến nhưng lại chưa ý thức sẽ làm như thế nào, cách thức triển khai ra sao… Và trong chị chỉ có một suy nghĩ: Cần phải làm, chỉ có bắt tay vào làm thì mới có sự thay đổi!


Dr. Bui Thi Huong Giang (second from left) received a Certificate of Participation in the Australia Awards Short Course – Women in Leadership Journey

TS Bùi Thị Hương Giang (thứ hai từ trái qua) nhận chứng chỉ hoàn thành Khóa học ngắn hạn Học bổng Chính phủ Australia Hành trình Hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo

Để dự án thành hình hài như ngày hôm nay, chị Hương Giang đã nhận được sự động viên hỗ trợ rất lớn từ ban lãnh đạo ĐH Thái Nguyên, Đại sứ quán Australia, chương trình Aus4Skills, trường ĐH Flinders – nơi tổ chức khóa học, cùng các chị em trong nhóm, từ những người thân trong gia đình. Trong hành trình 10 tháng vừa qua, chị Hương Giang có khóa tập huấn 6 tuần tại Australia cùng các khóa tập huấn tiếp theo tại Việt Nam, tạo điều kiện cho chị có những kiến thức, kỹ năng cũng như truyền cảm hứng áp dụng tất cả những điều được học hỏi, các mô hình được tham quan ở Australia. Và từ nhiều yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, từ những hình mẫu của các chuyên gia trong khóa học… đã giúp chị Hương Giang tự tin sẽ làm được, hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam và tại tổ chức của mình.

KỲ VỌNG MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI RA TOÀN QUỐC

Hiện tại, mạng lưới lãnh đạo nữ các trường ĐH khu vực các tỉnh phía Bắc có 189 thành viên, trong đó có 125 thành viên là lãnh đạo nữ, 64 người là lãnh đạo nam. Nói về các thành viên nam giới trong mạng lưới lãnh đạo nữ, TS Hương Giang nhấn mạnh: Tôi cho rằng ý kiến và cái nhìn của lãnh đạo nam rất quan trọng để lãnh đạo nữ thay đổi. Hơn nữa, hiện nay ở trường ĐH, đa số lãnh đạo nam là cấp cao. Bởi vậy, nếu có sự ủng hộ, có sự lắng nghe từ các lãnh đạo nam, chắc chắn sẽ có sự thay đổi đột phá trong việc hỗ trợ phụ nữ lãnh đạo.

“Thực tế công tác chuyên môn của tôi ở ĐH Thái Nguyên không liên quan nhiều đến bình đẳng giới. Nhưng tôi sử dụng các kiến thức được lồng ghép vào công việc thường ngày. Điều này khiến đồng nghiệp và bạn bè nhận xét tôi thay đổi rất nhiều theo chiều hường tích cực. Hiện tôi lúc nào cũng trong tâm thế: Lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ, mong muốn những người có năng lực có thể trở thành những lãnh đạo nữ, thực hiện các thay đổi đột phá ở cơ quan của họ”. – TS Bùi Thị Hương Giang.

Không dừng lại ở mạng lưới các trường ĐH khu vực phía Bắc, TS Hương Giang đặt ra cái đích hướng tới là mở rộng mạng lưới ra toàn quốc. Nếu hoạt động hiệu quả, các thành viên thấy rằng tham gia vào mạng lưới có rất nhiều lợi ích cho cá nhân và đơn vị, chắc chắn số lượng người tham gia sẽ nhiều hơn. “Tôi đang cố gắng làm sao để họ biết đến điều đó, xây dựng những chiến lược ngắn hạn và dài hạn và kêu gọi sự giúp đỡ chung tay của tất cả những người trong mạng lưới”- TS Hương Giang cho biết.

Trước mắt, chị Hương Giang dồn tâm sức vận hành mạng lưới thật tốt, tạo ra những hoạt động có hiệu quả để phát triển mạng lưới. Trong thời gian tới sẽ cho ra kế hoạch hành động của mạng lưới. Dự định 1-2 năm tới sẽ có các con số để tổng kết, rút kinh nghiệm, nhìn lại con đường đã đi. Với nữ tiến sĩ trẻ trung, xinh đẹp Hương Giang, 10 tháng khép lại nhưng lại mở ra hành trình mới để tiếp tục khám phá bản thân, hành trình của những nữ lãnh đạo cấp cao trong tương lai.

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

Related Post
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng 207.000 đô Úc trong Đợt 7

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu trường hợp

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more
Hội thảo công bố báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng tại Việt Nam giai đoạn 2024-2028

Australia hỗ trợ dự báo kỹ năng cho ngành cảng và logistics tại Việt Nam.

Read more