Vợ chồng nữ thạc sĩ bỏ phố về quê trồng rau hữu cơ

Chị Duyên tại trang trại của mình

Chị Nguyễn Thị Duyên và chồng là anh Nguyễn Đức Chinh đang có công việc ổn định tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhưng cả hai đã quyết định bỏ phố về quê để biến ước mơ trồng rau hữu cơ thành hiện thực.

Chị Duyên tốt nghiệp thạc sĩ nông nghiệp tại Australia, còn anh Chinh trước khi là tiến sĩ sinh học tại Nhật cũng là du học sinh tại Australia. Cả hai quyết định bỏ công việc ổn định tại cơ quan nhà nước để toàn tâm toàn ý với nghề trồng rau hữu cơ nhằm thỏa mãn đam mê với nông nghiệp. Năm 2019, vợ chồng chị đi tìm đất làm trang trại nhưng phải đến năm 2020 mới tìm được, đó là một bãi bỏ hoang rộng 2ha ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Nơi này đồng không mông quạnh, xung quanh không có nhà dân, không cửa hàng và internet yếu. Nhưng đó là nơi xây dựng ước mơ của vợ chồng chị Duyên.

Chị Duyên cho biết, khi đã quyết định làm nông nghiệp thì phải làm cho uy tín và chất lượng. Nhất là rau hữu cơ, có thể làm với quy mô lớn mà năng suất vẫn cao như rau thường. Chịnhìn nhận, nếu rau hữu cơ làm quy mô nhỏ thì năng suất sẽ thấp, giá thành cao. Khi bắt tay vào công việc, chị mới thấy còn trăm thứ phải lo, từ thuê nhân công, mua máy móc, cải tạo đất đai… đều phải đúng chuẩn, đúng lộ trình. “Với người khác thì số vốn đầu tư có thể không nhiều nhưng với chúng tôi thì đó là cả tài sản đổ hết vào dự án này. Hợp đồng thuê đất của dân phải trả tiền trước, rồi mua máy làm cỏ, làm nhà, kéo điện, làm hệ thống nước… Khi đó, chúng tôi thay nhau cứ hết giờ cơ quan là xuống trang trại làm kết hợp với nhân công. Đến tháng 4/2021 chúng tôi mới bắt đầu trồng rau theo mùa”, chị Duyên chia sẻ.

Cứ thế, trải qua những nhọc nhằn vất vả, nắng mưa, dự án Gen Xanh của vợ chồng chị cũng bắt đầu hình thành. Thời gian đầu, do vợ chồng chị vẫn vừa làm ở cơ quan vừa tranh thủ trồng rau nên chưa tập trung, sát sao với ruộng vườn, vì thế sản phẩm rau hữu cơ chưa đạt yêu cầu về hình thức và chất lượng, bán được ít, dẫn đến thua lỗ. Tiền rau không đủ bù tiền thuê nhân công, vợ chồng chị đều sốt ruột.

5 tháng sau khi bắt đầu trồng rau thì dịch Covid-19 bùng phát phải cách ly xã hội, nhân công thiếu trầm trọng, cỏ dại nhanh chóng mọc um tùm. Cùng với đó là gần 2 tháng mùa mưa, trồng cây gì cũng không lên được, trồng 5 lần bắp cải, su hào vẫn không sống được. Anh chị đã mất nhiều thời gian để vực lên, vượt qua hai lần dịch Covid-19 để làm lại từ đầu.

Chị Duyên – anh Chinh đã cùng nhau nuôi ý tưởng trồng rau hữu cơ và biến ước mơ thành hiện thực

Truyền kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ

Cũng như vợ chồng chị Duyên, ngày nay bỏ phố về quê là lựa chọn khó khăn với những người mơ ước làm nông nghiệp. Đã xác định làm nông, quan trọng nhất là phải có tiền hoặc có đất. Nếu có cả hai thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Nếu ai đầu tư chăn nuôi thì chuẩn bị sẵn tâm thế thức cùng gia súc, gia cầm… “Có rất nhiều việc khó khăn nhưng thành công chắc chắn không dành cho người lười và thiếu kiên nhẫn. Sau nhiều tháng vất vả, cuối cùng vợ chồng tôi cũng đã có những đêm ngủ yên giấc trên cánh đồng mơ ước của riêng mình”, chị Duyên chia sẻ.

Anh Chinh thì chia sẻ, hiện nay rau không đủ để bán cho khách hàng, trung bình mỗi tháng anh chị bán từ 4-5 tấn rau với hơn 100 loại rau khác nhau như bắp cải, su hào, cà rốt, củ dền đỏ, các loại rau cải, xà lách… Mặc dù thu nhập chỉ đủ trang trải cho cuộc sống, nhưng với anh chị, đó cũng là hạnh phúc, bởi thỏa mãn đam mê, khát khao và được làm những gì mình học ở nước ngoài, mang áp dụng vào kinh tế nông nghiệp trong nước. Cùng với đó, anh chị và con trai được sống trong không khí trong lành của vùng quê.

Chị Duyên cũng cho biết, tư duy người nông dân trước đây luôn gắn chặt với đạm, lân, kali. Bà con quen bón đạm cho rau nhanh tốt, phun thuốc hóa học để diệt sâu. Một số người đam mê làm nông nghiệp hữu cơ nhưng để mọi người tin tưởng và chấp nhận rau hữu cơ thì không dễ. Anh chị đều mong muốn thay đổi tư duy này từ chính dự án của mình, đồng thời luôn mở cửa trang trại để khách hàng đến tham quan, tìm hiểu rõ nguồn gốc rau, củ để từ đó tin tưởng và tin dùng.

Không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân, giúp người dân được tiếp cận với nguồn rau sạch, chị Duyên, anh Chinh còn tạo việc làm thường xuyên cho gần chục lao động với thu nhập ổn định. Đồng thời, Gen Xanh của anh chị cũng là nơi tạo cảm hứng và truyền kinh nghiệm về nông nghiệp hữu cơ, thông qua mạng lưới chuyên ngành nông nghiệp của cựu sinh viên Australia tại Việt Nam mà anh chị là những thành viên tích cực.

Nguồn: Linh An-phunuvietnam.vn

Related Post
Lãnh đạo chiến lược hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững

Việt Nam và Australia hợp tác nhằm tăng cường hiệu quả quản trị khu vực

Read more
52 sinh viên Việt Nam sẵn sàng học tập tại Australia

Học bổng Chính phủ Australia là cơ hội tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp

Read more
Ngày Nhà Giáo Việt Nam: Gặp Gỡ Cô Giáo Trường Nghề Vùng Cao

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Aus4Skills đã có cơ hội gặp gỡ

Read more
Các dự án nhận tài trợ Đợt 7 Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh Australia

40 cựu sinh Australia nhận tài trợ tổng cộng hơn 200.000 đô Úc trong Đợt

Read more
“Cú hích” cho đào tạo nhân lực ngành logistics

Với tốc độ tăng trưởng từ 14 – 16%/năm, logistics hiện là một trong những

Read more
Cựu sinh viên Australia đóng góp bảo tồn bền vững rừng ngập mặn

Trò chuyện cùng TS Lê Bửu Thạch, cựu sinh viên Australia, về đóng góp bảo

Read more
Đào Tạo Và Đánh Giá Theo Năng Lực (CBTA): Đối Thoại Giữa Các Lãnh Đạo Trường Nghề Trong Chương Trình Aus4Skills

Trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới phương

Read more
Tăng cường gắn kết kinh tế, chia sẻ tầm nhìn thịnh vượng

Diễn đàn Việt Nam - Australia thảo luận về tăng cường gắn kết kinh tế,

Read more
Thúc Đẩy Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo Sáng Tạo và Áp Dụng Công Nghệ Hiện Đại trong Giáo Dục Nghề Nghiệp

Thông qua Aus4Skills, Australia đang cùng Việt Nam nâng cao năng lực cho các giảng

Read more
Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục nghề nghiệp

Booklet sự kiện Presentations Nâng cao Trình độ Lực lượng Lao động Ngành Logistics trong

Read more
Nâng cao kỹ năng giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam

Khóa học "Chứng chỉ chuyên môn về giảng dạy bậc đại học” trang bị các

Read more
Ấn phẩm chung

Tổng quan dự án Báo cáo kỹ thuật Gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục

Read more
Ấn phẩm | EOPO4

Elderly Workshop Thực trạng nhu cầu tư vấn khởi nghiệp, dạy nghề và việc làm

Read more
Ấn phẩm | EOPO3

Đảm bảo chất lượng tại các cơ sở GDNN Chiến lược đào tạo và đánh

Read more
Ấn phẩm | EOPO2

Ấn phẩm Báo cáo tóm tắt nghiên cứu trường hợp CBTA Báo cáo nghiên cứu

Read more
Ấn phẩm | EOPO 1

Green Logistics VLI Kinh nghiệm đào tạo kỹ năng số và kỹ năng xanh cho

Read more
Trò chuyện cùng sinh viên tốt nghiệp GDNN nhân ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới

Chia sẻ của hai sinh viên tốt nghiệp trường nghề về những thành công trong

Read more
Đẩy mạnh hỗ trợ sinh viên khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp

Theo thống kê, 93% người khuyết tật ở Việt Nam không được học nghề chính

Read more